Nhịp sinh học đóng vai trò quan trọng với giấc ngủ,ếungủảnhhưởngthếnàođếnmáitólịch thi đấu world cup 2022 sức khỏe tim mạch, quá trình trao đổi chất và nhiều cơ chế khác của cơ thể. Một điều ít người biết là nhịp sinh học cũng tác động đến tóc, theo chuyên trang sức khỏe Healthline(Mỹ).
Nhiều người yêu mái tóc của mình nhưng thường ít chú ý đến nhịp sinh học. Họ thường quan tâm đến việc chăm sóc tóc bằng mỹ phẩm, vitamin tổng hợp và nhiều phương pháp khác.
Các nghiên cứu cho thấy nhịp sinh học sẽ ảnh hưởng đến chức năng của da và tóc. Trong mỗi chu kỳ phát triển của tóc, tóc mới được tạo ra bằng các tế bào gốc trong nang tóc. Khả năng tái tạo tóc mới này lại chịu ảnh hưởng của nhịp sinh học.
Cụ thể, nhịp sinh học sẽ điều chỉnh bằng cách bật hay tắt hoạt động của tế bào gốc trong nang tóc. Đây là cách mà cơ thể kiểm soát chu kỳ phát triển của tóc. Một gien điều chỉnh nhịp sinh học là BMAL1. Gien này có thể hoạt động nhiều hay ít tùy thuộc vào chất lượng giấc ngủ.
Thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể. Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất là cơ thể mệt mỏi, khó chìm vào giấc ngủ nếu lịch trình ngủ thất thường. Hệ quả của rối loạn nhịp sinh học là kích hoạt gien BMAL1 phát ra các tín hiệu để chấm dứt giai đoạn tăng trưởng của tóc, từ đó tác động tiêu cực đến sức khỏe của tóc.
Do đó, để có mái tóc khỏe mạnh thì giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo thời lượng giấc ngủ tối ưu của người trưởng thành là từ 7 đến 8 tiếng/đêm. Ngoài ra, mọi người cũng nên thiết lập giờ ngủ cố định. Thói quen này sẽ giúp nhịp sinh học được thiết lập tốt và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Bên cạnh ngủ đủ giấc, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất cũng rất quan trọng. Khi làm được điều này, không chỉ tóc, da, móng mà các bộ phận khác của cơ thể cũng được hưởng lợi, theo Healthline.